Mamadou Safaiou Barry,ĐạpxexuyênchâuPhiđểxinvàođạihọviệc làm tốt sống ở Guinea, ấp ủ ước mơ theo đuổi ngành thần học tại Đại học Al-Azhar, một trong những trường Hồi giáo lâu đời và nổi tiếng nhất thế giới ở Ai Cập.
Không đủ khả năng mua vé máy bay, chàng trai 25 tuổi đã vẽ bản đồ châu Phi vào sổ tay và bắt đầu cuộc hành trình bằng một chiếc xe đạp cũ.
Mang theo một bộ quần áo để thay, chiếc đèn pin, tua vít, Barry hồi tháng 5 bắt đầu đạp xe băng qua các khu rừng, sa mạc và vùng xung đột, cùng hy vọng quyết tâm của mình sẽ thuyết phục trường cho phép nhập học.
Anh đạp khoảng 100 km mỗi ngày, lần lượt đi qua Mali, Burkina Faso, Togo, Benin, Niger và Chad. Mỗi khi dừng chân, anh lại tìm cách xin người dân địa phương cho tá túc nhờ.
"Hành trình đi qua các quốc gia bất ổn chính trị rất khó khăn. Ở Mali và Burkina Faso, mọi người nhìn tôi như kẻ xấu. Quân đội hiện diện khắp nơi với súng ống đầy mình", anh nhớ lại.
Barry cho biết đã bị giam ba lần, hai lần ở Burkina Faso và một lần ở Togo, nơi anh bị nhốt suốt 9 ngày. Barry chỉ được trả tự do sau khi nộp tiền bảo lãnh 35.000 CFA (56 USD), cũng là toàn bộ số tiền tiết kiệm còn lại cho hành trình.
"Tôi thường ngủ trong bụi rậm vì sợ người trong thành phố. Tôi sợ họ sẽ cướp xe đạp và đánh tôi", anh kể.
Vận may mỉm cười với anh khi đến N'Djamena, thủ đô Chad ở Trung Phi. Một nhà báo địa phương đã phỏng vấn Barry và đăng câu chuyện của anh lên mạng. Một số nhà hảo tâm đọc được thông tin đã giúp Barry mua vé máy bay đến Ai Cập, bỏ qua Sudan, quốc gia đang lâm vào nội chiến.
Bốn tháng sau khi xuất phát, Barry đặt chân đến Cairo, thủ đô Ai Cập, vào ngày 5/9. Hành trình của anh đã tạo ấn tượng mạnh với tiến sĩ Nahla Elseidy, trưởng khoa nghiên cứu Hồi giáo Đại học Al-Azhar. Sau khi trò chuyện, tiến sĩ Elseidy đã đề nghị cấp học bổng toàn phần cho Barry.
Barry cho biết anh "vô cùng hạnh phúc" khi nhận học bổng. "Những thử thách trong chuyến đi tan biến bởi niềm vui này. Cảm ơn Thượng đế. Nếu có ước mơ, hay mạnh mẽ, kiên trì thực hiện, Ngài sẽ giúp bạn", anh nói.
Barry đã đạp xe quãng đường tổng cộng khoảng 4.000 km. Anh dự định trở về quê nhà sau khi hoàn tất việc học ở Ai Cập, nhằm truyền bá đức tin đã cho anh cơ hội này.
"Khi trở về Guinea, tôi muốn trở thành nhà truyền giáo, dẫn dắt mọi người tới những điều tốt đẹp", Barry nói.
Đức Trung (Theo Reuters, BBC)