Đó là một trong những kết quả mà Đoàn kiểm tra liên ngành cấp thành phố (của UBND TP.HCM và Công an TP.HCM) phát hiện qua đợt kiểm tra mới đây.
Về nguyên tắc,ạitrừngaybomnổchậjav cơ sở nhà trọ được cấp phép đều được quản lý chặt chẽ về giấy phép xây dựng, thẩm duyệt phương án PCCC, kiểm soát người lưu trú… Đối với trách nhiệm quản lý địa bàn, trước hết là phường, quận và lực lượng chuyên ngành về xây dựng, PCCC. Khi một cơ sở nhà trọ quy mô được cấp phép xây dựng, nếu chủ cơ sở "lách" qua được phường, quận, thanh tra xây dựng để xây vượt tầng, vượt số phòng, thì vẫn còn chốt chặn kiểm soát nữa: đơn vị quản lý PCCC với vai trò thẩm duyệt phương án đảm bảo PCCC mới đủ điều kiện đưa vào hoạt động. Tầng nấc, vai trò, trách nhiệm quản lý theo quy định pháp luật, đều được minh định rất rõ.
Khi "con voi" ấy đã "chui lọt lỗ kim", thêm một lần nữa lộ ra trách nhiệm buông lỏng quản lý địa bàn của cá nhân, đơn vị được giao thẩm quyền. Ghi nhận sự bất thường tại các cơ sở nhà trọ vi phạm là một lẽ, nhưng cũng đặc biệt cần nhìn nhận rõ sự bất thường tại các cơ quan quản lý địa bàn. Ngoài trách nhiệm của chính quyền địa phương thì trách nhiệm lớn và đầu tiên là chủ nhà trọ khi đã vi phạm bất chấp. Tại sao chủ các cơ sở có thể vi phạm khủng khiếp như vậy mà chính quyền địa phương vẫn để tồn tại suốt một thời gian dài, cho đến khi Đoàn kiểm tra liên ngành cấp thành phố đi kiểm tra mới phát hiện ra?
Nhiều người giật mình khi liên tưởng đến vụ cháy xảy ra ngày 12.9 tại chung cư mini ở số 37 ngõ 29/70 Khương Hạ, P.Khương Đình, Q.Thanh Xuân (Hà Nội) gây thảm nạn 56 người tử vong, 37 người bị thương, khi cơ sở này cũng xây sai phép, từ 6 tầng nhưng đã xây 9 tầng và đưa vào hoạt động trước đó từ lâu "như chẳng có chuyện gì".
Với cơ sở nhà trọ xây dựng vượt gấp hơn 4 lần số phòng cho phép và "hộp ngủ" trên đường Nguyễn Thiện Thuật vi phạm nghiêm trọng PCCC nói trên, thật khó hình dung hết nguy cơ thảm họa khi sự cố an toàn công trình, cháy nổ không may xảy ra.
Kiểm soát toàn diện an toàn cơ sở nhà trọ, quy định cho phép đơn vị có thẩm quyền phải kiểm tra thực tế trong một năm tối đa 2 lần. Với vi phạm cỡ "con voi" như vậy, không thể viện lý do vì hành vi "tinh vi nên không phát hiện được". Hồ sơ nhà trọ số 24A Khuông Việt "siêu vi phạm" được chuyển cho UBND Q.Tân Phú tiếp tục xử lý. Để làm rõ hơn trách nhiệm quản lý địa bàn, PV Thanh Niêngọi điện, nhắn tin cho cả Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND Q.Tân Phú phụ trách quản lý đô thị, nhưng đều nhận lại sự im lặng.
TP.HCM đang cao điểm tổng rà soát an toàn nhà cao tầng, cơ sở nhà trọ, lưu trú… để chủ động ngăn ngừa nguy cơ thảm họa cháy nổ từ sớm, từ xa. Loại trừ ngay "bom nổ chậm" là một đòi hỏi cấp thiết, không chỉ thuần túy từ phía công trình vi phạm, mà căn cốt còn từ vấn đề trách nhiệm công vụ của cán bộ, đơn vị được giao thẩm quyền quản lý địa bàn.